Alomuabannhadat - Bất động sản thương mại vẫn là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt suy thoái kinh tế gần đây. Tuy nhiên, tác động không đồng đều khiến mỗi phân khúc lại chịu những sự ảnh hưởng khác nhau.
Ngành du lịch từ lâu đã trở thành động lực phát triển cho nền kinh tế châu Á. Tuy nhiên, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã khiến toàn bộ ngành nghề này gánh chịu thiệt hại nặng nề. Mặc dù vậy, những tín hiệu tích cực gần đây trong việc sản xuất vắc-xin phòng bệnh đã đem lại hy vọng mới cho ngành du lịch. Điều này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho phân khúc khách sạn, nhà nghỉ, những người vốn đã chịu quá nhiều tổn thất trong suốt năm vừa qua.
Trong khi đó, với phân khúc bán lẻ, đại dịch vô tình trở thành động lực thúc đẩy nhiều xu hướng phát triển. Do quy mô rộng lớn về mặt địa lý, mỗi quốc gia tại châu Á lại có những sắc thái khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động bán lẻ truyền thống đều chịu thiệt hại lớn do không có khách du lịch, đặc biệt ở những thị trường đắt đỏ như Hong Kong, Trung Quốc, Singapore,…Mặc dù vậy, hiệu suất của các trung tâm bán lẻ tại Hong Kong và Singapore trong thời gian gần đây đã được hồi phục ở mức 80% so với thời điểm trước khi đại dịch bùng phát, theo tờ South China Morning Post.
Đánh giá lĩnh vực văn phòng, ngoại trừ Nhật Bản, nơi đưa ra nhiều ý tưởng độc đáo về các hình thức làm việc tại nhà, phần lớn các quốc gia khác trong khu vực đều chứng kiến sự bất ổn. Dù vậy, khi đại dịch đang dần được kiểm soát, niềm tin của các công ty và nhà đầu tư vào thị trường văn phòng cũng bắt đầu tăng trở lại. Tỷ lệ trông ở nhiều thành phố lớn như Hong Kong, Singapore, Seoul, Bắc Kinh,…đều giảm đáng kể.
Cuối cùng, với thị trường nhà ở, Nhật Bản tiếp tục trở thành lá cờ đầu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhu cầu trong nước tăng cao đi kèm với chi phí vay thấp đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường nhà ở tại quốc gia này.
Bên cạnh những tài sản cốt lõi, thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương đã chứng kiến sự xuất hiện của những tài sản thay thế tiềm năng, bao gồm công nghiệp, trung tâm dữ liệu và trạm cơ sở dữ liệu di động.
Công nghiệp chính là phân khúc có khả năng phục hồi và phát triển cao nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Thậm chí, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu cho việc sử dụng bất động sản công nghiệp đã tăng đột biến.
Nền tảng cơ bản cho cho phép lĩnh vực này không chỉ duy trì dòng tiền ổn định trong suốt thời kỳ đại dịch mà còn tiếp tục tăng trưởng một cách ấn tượng. Kết quả rõ ràng nhất là việc lợi nhuận của các quỹ tín thác đầu tư bất động sản (REITs) thông qua phân khúc bất động sản công nghiệp đã tăng cao khi kết thúc năm 2020.
Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu xử lý và kiểm soát dữ liệu tăng mạnh, qua đó nâng tầm vị thế của những trung tâm dữ liệu. Kể từ giữa tháng 2, mức tăng trưởng trung bình của các trung tâm dữ liệu đã cao hơn 10% so với trước đây.
Tương tự, các trạm cơ sở dữ liệu di động hầu như không bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, có một số tác động đến chuỗi cung ứng và việc phê duyệt giấy phép dẫn đến hoạt động quốc tế diễn ra chậm hơn đôi chút.
Câu hỏi được đặt ra bây giờ là có nên tiếp tục đầu tư vào bất động sản? Câu trả lời chắc chắn là có.
Việc bất động sản không có quá nhiều mối tương quan với những loại tài sản khác sẽ giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng hơn khi thực hiện quá trình đa dạng hóa danh mục đầu tư. Họ hoàn toàn có thể lựa chọn tài sản dựa vào vị trí địa lý, phân khúc, nền kinh tế vĩ mô của từng quốc gia, tỷ lệ lạm phát,…
Các chuyên gia đặt kỳ vọng rằng vắc-xin phòng chống Covid-19 sẽ sớm được sản xuất. Khi đó, một cách tiếp cận toàn diện sẽ là phương pháp hữu hiệu dối với các nhà đầu tư bất động sản tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
theo CafeLand