Không tìm được tiếng nói chung, ông Dũng ‘lò vôi’ ngừng dự án xử lý ô nhiễm hồ nước ở Đà Nẵng
Ông Huỳnh Uy Dũng cho biết, đến nay vẫn chưa quyết định có trở lại Đà Nẵng hay không để thực hiện dự án xử lý ô nhiễm các hồ nước cho thành phố.
Chiều 24/3, trả lời PV, ông Huỳnh Uy Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Đại Nam và Công ty Cổ phần Xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh cho biết, sau cuộc làm việc với chính quyền Đà Nẵng ngày 20/3, ông đã trở về Bình Dương và chưa quyết định có trở lại để tiếp tục dự án xử lý nước thải cho Đà Nẵng hay không sau khi không tìm được “tiếng nói chung”.
Theo ông Dũng, trước khi làm việc với Đà Nẵng (ngày 20/3), ông đã đưa toàn bộ máy móc cùng nhân lực ra để có thể bắt tay ngay vào thực hiện dự án. Tuy nhiên, trong buổi làm việc này, Đà Nẵng đã đề nghị xử lý ô nhiễm hồ Bàu Trảng thay vì hồ Vĩnh Trung như ông đề xuất.
Cụ thể, tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng Đặng Việt Dũng cho rằng chọn hồ Vĩnh Trung để thử nghiệm không thể hiện được toàn diện tình trạng ô nhiễm các hồ trên địa bàn, vì hồ này đã có cống thu gom không cho nước thải chảy vào.
Vì vậy, ông Đặng Việt Dũng đề nghị ông Dũng “lò vôi” chọn xử lý hồ Bàu Trảng (phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê) đang bị ô nhiễm lớn do nước thải từ Sân bay Đà Nẵng, kênh Phần Lăng đổ vào.
Trong khi đó, ông Dũng “lò vôi” trình bày quan điểm, với tình trạng ô nhiễm ở hồ Bàu Trảng thì phải sử dụng hệ thống xử lý khác chứ áp dụng công nghệ vi sinh là không phù hợp.
Ông Dũng "lò vôi" cũng nói thêm, tại “Tọa đàm mùa xuân 2019”, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa có đề nghị giúp xử lý ô nhiễm ở hồ Công viên 29/3 và muốn giữ lời hứa nên ông chọn xử lý hồ Vĩnh Trung, để từ đó có chuỗi hồ sạch đẹp giữa trung tâm thành phố chứ không chỉ một hồ đơn lẻ.
“Tôi đã khảo sát rất kỹ. Tôi thấy hồ Công viên 29/3 nằm ở cuối nguồn, muốn xử lý triệt để thì phải làm từ đầu nguồn là hồ Vĩnh Trung. Hồ Vĩnh Trung tốt rồi thì từ đó vi sinh sẽ theo dòng chảy qua hồ Thạc Gián, rồi qua hồ Công viên 29/3”, ông Dũng phân tích.
Cũng theo ông Dũng, sau khi không đạt được thỏa thuận tại cuộc làm việc ngày 20/3, hôm sau ông đã cho chuyển tất cả phương tiện cũng như rút nhân lực trở vào Bình Dương.
“Ngay hôm sau tôi đã chuyển thiết bị máy móc về lại Bình Dương vì nếu để ngoài Đà Nẵng thì phải thuê kho bãi. Sau khi trở lại Bình Dương, vì phải giải quyết nhiều việc nên đến nay tôi cũng chưa nghĩ đến việc có trở lại Đà Nẵng hay không”, ông Dũng nói.
Trước đó, tại “Tọa đàm mùa Xuân 2019” do UBND TP. Đà Nẵng tổ chức, ông Huỳnh Uy Dũng bày tỏ mong muốn được đầu tư dự án xử lý nước thải cho thành phố.
Ông Dũng cho biết, đội ngũ kỹ thuật của ông đã tìm tòi nghiên cứu giải pháp giữ gìn nguồn nước bằng phương pháp xử lý vi sinh. Dự án này đã thử nghiệm đầu tiên tại Bình Dương và mang lại kết quả khả quan.
Sau khi khảo sát, ngày 14/3, ông Dũng đã có công văn gửi lãnh đạo Thành ủy, UBND TP. Đà Nẵng và các sở, ngành về kế hoạch tự đầu tư, lắp đặt thiết bị xử lý triệt để ô nhiễm tại hồ Vĩnh Trung theo công nghệ vi sinh, tái tạo môi trường nước đạt loại A và trao tặng lại cho Đà Nẵng vận hành, quản lý một hồ sạch đẹp với điểm nhấn là đàn cá KOI được nuôi trong hồ.
Tuy nhiên, tại buổi làm việc với Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng Đặng Việt Dũng và các sở ngành, hai bên không tìm được “tiếng nói chung” nên ông Dũng “lò vôi” quyết định dừng dự án.
Mới đây, UBND TP. Đà Nẵng ra thông báo về kết luận của ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố tại cuộc họp chiều 22/3 nghe báo cáo dự án đầu tư xử lý nước thải của Công ty Cổ phần Xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh.
Ông Huỳnh Đức Thơ thống nhất chủ trương để công ty thực hiện thí điểm dự án xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học tại khu vực hồ Vĩnh Trung trước khi nghiên cứu áp dụng mở rộng trên toàn thành phố.
Ông Thơ yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), Sở Xây dựng, UBND quận Thanh Khê, Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải Đà Nẵng cùng các cơ quan liên quan phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện để Công ty Hằng Hữu Huỳnh triển khai dự án.
Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ giao Sở TN-MT khẩn trương liên hệ và làm việc với Công ty Hằng Hữu Huỳnh để triển khai thực hiện theo chủ trương nêu trên, báo cáo UBND thành phố.
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Quan niệm “an cư, lạc nghiệp” từ lâu đã thấm sâu vào tâm lý của người Việt Nam. Chính vì vậy, hiện nay các hình thức trả chậm, trả dần thông qua trả góp ngân hàng là giải pháp được rất nhiều người lựa chọn.
Đấu giá bất động sản ở Việt Nam là một chế định tồn tại lâu dài, thống nhất và xuyên suốt qua các thời kỳ từ Luật Đất đai năm 2003 đến Luật Đất đai năm 2013.
Bất động sản luôn là một lĩnh vực được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và lựa chọn để kinh doanh. Có nhiều cách tiếp cận để kinh doanh trong lĩnh vực này, một trong số đó phải kể đến sự phát triển của kinh doanh dịch vụ bất động sản.
Bạn là người trẻ hoạt bát, năng động và mong muốn tìm kiếm cơ hội tiếp cận vào con đường kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, bạn lại khá hoang mang không biết bắt đầu học từ đâu?
Hợp đồng thuê văn phòng là một trong những dạng hợp đồng thông dụng nhất hiện nay. Mục đích của hợp đồng thuê văn phòng là giúp đảm bảo được lợi ích và quyền lợi lẫn nghĩa vụ của cả bên thuê lẫn cho thuê.
Chuyển giao quyền sở hữu là một trong những một vấn đề được rất ít người quan tâm. Nhưng trên thực tế chuyển giao sở hữu là một trong những yếu tố quan trọng đối với các giao dịch có sự chuyển dịch về quyền sở hữu.
Việc chuyển nhượng đất đai được thực hiện qua hình thức chuyển nhượng là chủ yếu. Hiện nay, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải thể hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai.
Hợp đồng mua bán nhà là một văn bản vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, hợp đồng mua bán nhà đất phải được lập thành văn bản, được công chứng và tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
Hợp đồng thuê đất là một dạng hợp đồng rất phổ biến hiện nay. Việc ký kết hợp đồng thuê đất nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của bên thuê và cả bên cho thuê.
Trong lĩnh vực bất động sản có nhiều loại hợp đồng dùng để ghi nhận các sự thỏa thuận về việc mua bán, trao đổi, chuyển nhượng... Phổ biến nhất hiện nay, có thể kể đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.