Nhơn Trạch trở thành đô thị vệ tinh là kết quả của định hướng quy hoạch đúng đắn của các nhà hoạch định chính sách và là sự lựa chọn của thị trường.
Đô thị vệ tinh
Xu thế chung của thế giới, khi lõi đô thị trở nên quá tải tạo áp lực lên hạ tầng cơ sở, chất lượng sống của cư dân giảm dần, chi phí nhà ở và đời sống tăng vọt, không gian sống chật hẹp, ô nhiễm.
Diện tích để phát triển nhà ở khu vực trung tâm đã cạn kiệt và quá khiêm tốn để có thể phát triển các khu đô thị quy mô được quy hoạch tổng thể thông minh và đồng bộ. Các đô thị vệ tinh nổi lên như một phương cách hoá giải các vấn đề tiêu cực của một đại đô thị.
Quy hoạch công viên tại SwanPark
Việc phát triển đô thị vệ tinh là xu hướng của các quốc gia trong khu vực và thế giới, rất nhiều mô hình thành phố vệ tinh thành công trên thế giới
như Gold Coast, Gosford tại Australia, Santa Cruz, Tacoma tại Mỹ, Hamilton, Kitchener tại Canada, Palava tại Ấn Độ, các thành phố vệ tinh Kangnam, Incheon, Songdo, Changwon, Deagu tại Hàn Quốc...
Và TP.HCM trong tiến trình phát triển cũng đã và đang đẩy mạnh phát triển các khu đô thị vệ tinh. Vùng đô thị phù hợp nhất để trở thành đô thị vệ tinh điển hình cho TP.HCM phải kể đến Nhơn Trạch, Đồng Nai. Đây là khu vực được lựa chọn bởi các nhà hoạch định chính sách và của thị trường đặc biệt là các nhà đầu tư.
Nhơn Trạch đang được tạo đà bởi lực đẩy hạ tầng
Nhơn Trạch ở vị trí cửa ngõ phía Đông chỉ cách trung tâm TP.HCM chưa đến 1 giờ lái xe, có hạ tầng kết nối hoàn thiện nhất hiện nay cũng như trong tương lai với trung tâm thành phố.
Nhơn Trạch hội tụ đầy đủ các tiêu chí để có thể trở thành đô thị vệ tinh của TP.HCM, bởi vì khác với 10 năm trước đây khi hệ thống hạ tầng chưa hoàn thiện, kết nối còn hạn chế thì hiện tại với tốc độ phát triển nhanh của hệ thống hạ tầng thì mục tiêu phát triển đô thị vệ tinh Nhơn Trạch đang từng bước được hiện thực.
Với quyết tâm đưa Nhơn Trạch trở thành vùng đô thị vệ tinh tiêu điểm giảm tải cho lõi đô thị, nhà nước và chính quyền địa phương đã tích cực hoàn thiện và phát triển kết nối hạ tầng cho vùng đô thị Nhơn Trạch.
Các dự án hạ tầng đang được triển khai và sẽ đưa vào sử dụng trong 3-5 năm tới phải kể đến các dự án trọng điểm sau: Cầu Cát Lái thay phà Cát Lái nối với quận 2 (dự kiến triển khai năm 2020), Cao tốc Bến Lức – Long Thành (dự kiến thông xe giữa năm 2019), đường vành đai qua cầu quận 9 – Nhơn Trạch, đường vành đai 3 (dự kiến khởi công 2021), sân bay Long Thành GĐ1 (2019 – 2025). Khi hạ tầng hoàn thiện, khoảng cách giữa Nhơn Trạch và TP.HCM sẽ thu hẹp và gia tăng kết nối.
Rộng cửa đón các nhà đầu tư giàu tiềm lực
Bbên cạnh việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng, chính quyền tỉnh Đồng Nai và huyện Nhơn Trạch tạo điều kiện bằng cơ chế, quy trình đơn giản để đón các nhà đầu tư nước ngoài, những nhà đầu tư có kinh nghiệm trong phát triển đô thị vệ tinh, có tiềm lực tài chính để tạo nên một đô thị kiểu mẫu – độc lập và kết nối với lõi đô thị TP.HCM.
Trong bối cảnh quỹ đất ở trung tâm thành phố ngày càng hạn hẹp, đi cùng chủ trương hạn chế cấp phép các dự án nhà ở tại khu vực trung tâm TP.HCM, nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn khu vực Nhơn Trạch như một hướng đi hoàn toàn mới.
Đơn cử, SwanCity, thương hiệu bất động sản quốc tế đã lựa chọn Nhơn Trạch và cùng hợp tác với đối tác chiến lược là Tổng công ty Tín Nghĩa để phát triển khu đô thị quy mô 941,5ha. Nếu không phải Nhơn Trạch thì rất khó để lựa chọn được vị trí khác thuận tiện về đường bộ, đường sông và thừa hưởng lợi thế của sân bay quốc tế Long Thành để có thể phát triển khu đô thị tích hợp đa chức năng SwanPark.
Hình ảnh thiết kế biệt thự đa chức năng của SwanPark tại đô thị vệ tinh Nhơn Trạch
Việc xuất hiện dự án có quy hoạch đồng bộ, hiện đại theo mô hình tích hợp như SwanPark, song song với việc phát triển nhà ở là định hướng phát triển hạ tầng xã hội, tạo môi trường sống lý tưởng cho cư dân với mảng xanh và không gian công cộng tràn đầy, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ phụ trợ, phát triển các vườn ươm startups.
Là cơ sở để kéo nguồn vốn đầu tư của nhiều ngành công nghiệp khác bên cạnh bất động sản tới Nhơn Trạch, sẽ tạo ra một không gian sinh thái cho các ngành công nghiệp và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phụ trợ (logistics) phát triển. Sẽ có một lượng lớn di dân cơ học đến với Nhơn Trạch, tạo thành một thành phố vệ tinh độc lập – kết nối với TP.HCM.
theo CafeLand