Nóng trong tuần: TP.HCM cảnh báo về các dự án "ma"

Alomuabannhadat - TP.HCM: Thu hồi hơn 265ha đất cho 140 dự án; Dự án ma hoành hành, UBND TP.HCM chỉ đạo các quận huyện cảnh báo dân; Bà Rịa - Vũng Tàu: Chấm dứt chủ trương đầu tư 5 dự án biệt thự, du lịch tại Xuyên Mộc; Sân vận động Chi Lăng Đà Nẵng: Đền không xong, mua chẳng đặng... là những thông tin nhà đất nóng trong tuần qua.

Hình minh họa

Dự án ma hoành hành, UBND TP.HCM chỉ đạo các quận huyện cảnh báo dân

UBND Thành phố vừa chỉ đạo UBND huyện Hóc Môn, UBND quận Bình Tân và UBND quận 12 kiểm tra, xử lý nội dung phản ánh tại bài viết “Trắng tay vì mua đất dự án “ma” kỳ 2: Chiêu trò dụ khách hàng” và “Lấy đất của nhà nước phân lô bán nền” đăng trên Báo Tuổi trẻ ngày 28/6/2019.

Thành phố cũng giao UBND các quận - huyện cần cảnh báo người dân cẩn trọng khi mua đất; kịp thời xử lý các dự án “ma” tương tự như các trường hợp nêu trên. Được biết trước đó, ngày 15/6, UBND quận Bình Tân đã công bố danh sách 09 trường hợp có dấu hiệu phân lô bán đất nền không đúng quy định pháp luật tại 06 phường trên địa bàn quận.

TP.HCM: Thu hồi hơn 265ha đất cho 140 dự án

TP.HCM sẽ thu hồi hơn 265ha đất để phục vụ cho 140 dự án, ngoài ra sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình và cá nhân trên 11 quận huyện với diện tích hơn 1.017ha.

Được biết, sẽ có 140 dự án cần thu hồi đất với diện tích thu hồi là 265,65ha. Trong đó, có 36 dự án điều chỉnh ranh, diện tích thu hồi đất trên địa bàn các quận, huyện do khi lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, UBND quận, huyện sử dụng số liệu diện tích đất trong Quyết định phê duyệt dự án, khi triển khai đo đạc, cắm ranh thu hồi đất ngoài thực địa diện tích thực tế thay đổi.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chấm dứt chủ trương đầu tư 5 dự án biệt thự, du lịch tại Xuyên Mộc

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Long đã thống nhất chấm dứt hiệu chủ trương đầu tư đối với 5 dự án biệt thự, du lịch chậm triển khai tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

Khu biệt thự Ngân Hiệp do Công ty Cổ phần Địa ốc Ngân Hiệp làm chủ đầu tư với diện tích diện tích 2,52 ha. Dự án này được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư vào năm 2002, nhưng đến hiện nay, chủ đầu tư vẫn chưa triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư tiếp theo theo quy định như lập và trình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, hoàn thành thủ tục đất đai, phòng cháy chữa cháy và cấp giấy phép xây dựng...

Sân vận động Chi Lăng Đà Nẵng: Đền không xong, mua chẳng đặng

Chính quyền thành phố Đà Nẵng vừa xác nhận việc thương thảo lấy lại sân vận động Chi Lăng với số tiền 1.251 tỉ đồng đã bất thành tại phiên làm việc ngày 02/7/2019. Tuy nhiên, chủ sở hữu các bất động sản chia tách từ sân vận động này cũng không thể thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan khi giấy tờ pháp lý được cấp lại vi phạm các quy định của luật.

Theo đó, chính quyền thành phố Đà Nẵng sẽ có những phiên làm việc tiếp theo cùng các ngân hàng đang là chủ nợ đất đai tại sân vận động Chi Lăng để tìm tiếng nói chung xử lý ách tắc ở công trình này. Sau gần 10 năm diễn ra giao dịch và va vào pháp lý, sự việc xung quanh sân vận động này đã trở nên nặng nề, mệt mỏi với mọi bên tham gia, và hiện vẫn chưa tìm được giải pháp xử lý dứt điểm.

Nguy cơ chậm tiến độ dự án chống ngập 10.000 tỉ

Ngày 30-6 là đến thời hạn bàn giao giải phóng mặt bằng cho dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng (TP.HCM), tuy nhiên hiện công tác này chưa thể tiến hành.

Thống kê mới nhất của đơn vị thực hiện dự án (tính đến trước ngày 29-6), với bảy hạng mục công trình là đê kè, các cống Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định thì còn đến 69 hộ dân và hai tổ chức chưa bàn giao mặt bằng cho dự án. Trong đó, huyện Nhà Bè là địa phương đang gặp khó nhất trong công tác bàn giao GPMB cho chủ đầu tư với 22 hộ dân, hai tổ chức còn vướng thuộc công trình đê kè

“Hiện tượng” Alibaba - Bài 3: Quá ảo tưởng hay cố tình lừa dối khách hàng?

Lãnh đạo của Alibaba còn liên tục truyền đi những thông điệp như đất sẽ tăng giá 3-4 lần trong vài năm tới, Alibaba có vốn điều lệ 5.600 tỉ đồng nên đủ khả năng chi trả cho khách hàng, sẽ chuyển đổi đất nông nghiệp thành thổ cư một cách dễ dàng. Tất cả những hành động đó không biết xuất phát từ sự ảo tưởng thực sự của lãnh đạo công ty này hay chỉ là chiêu trò nhằm dụ dỗ khách hàng để kéo dài mô hình hoạt động theo kiểu Ponzi của mình.

Những dự án mà Alibaba quảng cáo rao bán cho khách hàng không phải là một dự án bất động sản như thông thường. Từ tên dự án, bản đồ phân lô, đường giao thông, tiện ích công cộng đều do công ty này tự vẽ ra mà chưa hề được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Vậy thực chất cái được gọi là “dự án” bất động sản của Alibaba là gì?

Cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây sẽ mở rộng lên 12 làn xe

Tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây sẽ được mở rộng thành 12 làn xe để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các phương tiện lưu thông qua đây.

Theo Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VECE), lưu lượng phương tiện trên tuyến cao tốc này đang tăng lên từng ngày. Cụ thể năm 2015, VEC E đã phục vụ gần 10 triệu lượt phương tiện, đến năm 2018 con số đó là gần 15 triệu lượt, tức tăng 50% so với 3 năm trước và trong quý 1-2019, đường cao tốc HLD đã phục vụ hơn 4 triệu lượt xe, tăng hơn khoảng 14% so cùng kỳ năm 2018

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất