Nhiều công trình hạ tầng, giao thông tại Thủ Thiêm đang được xúc tiến hoàn thành kịp tiến độ để đón đầu xu hướng dịch chuyển đầu tư của khối ngoại vào Việt Nam.
Vào tháng 5, Mỹ đã mời Việt Nam thảo luận tái cấu trúc chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Các “ông lớn” như Google, Microsoft, Apple... đều đang rục rịch chuyển “công xưởng” vào Việt Nam, cùng với đó là dòng tiền đầu tư đổ vào bất động sản và các trung tâm tài chính thương mại lớn nhất cả nước.
Đón các “đại bàng” thế giới đến “làm tổ”, nhiều đề án đón dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI đang được triển khai mạnh mẽ. Đáng chú ý là đề án quy hoạch ba quận 2, 9 và Thủ Đức thành khu đô thị sáng tạo phía Đông Sài Gòn có đầy đủ chức năng trọng điểm về tài chính, khoa học, giáo dục…
Khu Thủ Thiêm có tầm nhìn trở thành trung tâm công nghệ tài chính thương mại của cả khu vực. Bán đảo này sở hữu vị trí thuận lợi nhất cách lõi trung tâm tài chính quận 1 chỉ 300m qua sông Sài Gòn cùng các kết nối giao thông hiện đại với 5 quận còn lại - điều quan trọng để trở thành “trái tim” của vùng đầu tư mới.
Từ sóng dịch chuyển vốn đầu tư khối ngoại...
Khu đô thị Thủ thiêm đã hiện hữu với tốc độ phát triển chóng mặt cùng nhiều dự án quy hoạch tỷ đô. Trong số hàng loạt nhà đầu tư rót vốn vào Thủ Thiêm, đã có 3 nhà đầu tư Mỹ muốn làm siêu dự án 4 tỷ USD và liên minh 7 nhà đầu tư Hàn-Nhật chờ phê duyệt làm khu phức hợp 2,2 tỷ USD.
Việc các ông lớn “xếp hàng” chờ phê duyệt đầu tư vào Thủ Thiêm cho thấy bán đảo này đã trở thành điểm nóng của giới đầu tư bất động sản hạng sang
Là cửa ngõ đầu nút giao thông của các tuyến đường chính di chuyển đến các tỉnh phía Bắc cũng như các tỉnh phía Nam, Thủ Thiêm sở hữu lợi thế nổi bật về khả năng kết nối giao thông thuận tiện, có thể dễ dàng kết nối với mọi tuyến giao thông huyết mạch khắp cả nước.
Ngoài hầm Thủ Thiêm (vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng) và cầu Thủ Thiêm 1 (1.000 tỷ đồng) đã đưa vào sử dụng, các cầu Thủ Thiêm 2 (3.100 tỷ đồng) kết nối quận 1, cầu Thủ Thiêm 3 (5.800 tỷ đồng) kết nối quận 4, cầu Thủ Thiêm 4 (5.300 tỷ đồng) nối quận 7... đều đang được triển khai thi công.
Với phân cấp các cung đường giao thông theo chức năng rõ rệt, mạng lưới giao thông tại Thủ Thiêm có thể so sánh với cấu trúc giao thông tại các trung tâm đô thị lớn trên thế giới.
... đến sóng dịch chuyển lao động nước ngoài
TP.HCM hiện dẫn đầu cả nước về số lượng người nước ngoài sinh sống và làm việc. Lực lượng này sẽ còn tăng mạnh hơn nữa cùng với làn sóng dịch chuyển cả vốn đầu tư lẫn lao động chuyên môn cao từ nước ngoài sau đại dịch. Theo quy hoạch, ngoài nơi ở của hơn 160.000 dân, Thủ Thiêm sẽ có sức chứa hơn 450.000 người đến làm việc.
Cùng với các dự án trung tâm hành chính thương mại hút nhà đầu tư ngoại, hàng loạt dự án căn hộ nhà ở cao cấp, khách sạn nghỉ dưỡng cũng đang dần được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu sống sang của các chuyên gia nước ngoài, yêu cầu khắt khe về tiện ích sống. Bất động sản Thủ Thiêm đang rất hấp dẫn và hút khách hạng sang là thế, tuy nhiên nguồn cung hiện tại khá ít.
Đơn cử dự án nhà ở The River Thu Thiem ngay tại nút giao Mai Chí Thọ và cầu Thủ Thiêm dù không quảng bá rầm rộ nhưng hiện chỉ có 525 căn, trong đó đã bán hết 2 tháp và chỉ còn duy nhất 1 tháp cuối cùng sắp ra mắt vào đầu tháng 9.
Bất động sản Thủ Thiêm đang hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư đổ về Việt Nam và sức bật của dòng vốn FDI đổ vào các khu đô thị phức hợp sáng tạo mới.
Song, cơ hội sẽ chỉ thực sự nằm trong tay những nhà đầu tư nhanh nhạy chớp thời cơ và có “thiên nhãn” nhìn thấy tiềm năng sinh lời lũy tiến theo thời gian.
theo CafeLand