Alomuabannhadat - Mua bán trái phép đất xen kẹt: Chế tài mới vẫn khó dẹp; Sau sốt đất, loạn dự án 'ma': Nở rộ dự án bánh vẽ; Mặt bằng trung tâm TP.HCM "khát" khách thuê... là những thông tin đáng chú ý trong 24h qua.
Hình minh họa
Mặt bằng trung tâm TP.HCM "khát" khách thuê
Hàng loạt mặt bằng kinh doanh thuộc các tuyến phố đắt đỏ bậc nhất trung tâm quận 1, TP.HCM đang bị bỏ trống. Nhiều nơi đăng bảng cho thuê cả tháng trời nhưng vẫn chưa tìm được khách thuê.
Đường Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Nguyễn Trãi hay Hai Bà Trưng là những tuyến phố sầm suất bậc nhất tại khu vực trung tâm quận 1. Dù giá thuê mặt bằng trên các tuyến đường này luôn ở tốp đầu song để có được một địa chỉ buôn bán ở đây không phải dễ dàng...xem thêm
Hàng loạt dự án ở Mũi Né 'xí đất' chục năm không triển khai
P.Mũi Né (TP.Phan Thiết, Bình Thuận) có 39 dự án du lịch và bất động sản du lịch có kinh doanh, cho thuê (không tính các dự án đã đi vào hoạt động), nhưng tới 29 dự án chậm triển khai.
Theo báo cáo của UBND P.Mũi Né, trong số đó có tới 29 dự án được UBND phường xác định “chậm triển khai” (trên thực tế là chưa triển khai - PV). Đó là chưa kể 8 dự án đã bị UBND tỉnh Bình Thuận ra quyết định thu hồi từ năm 2019. Thống kê của UBND P.Mũi Né cho biết, trong số 29 dự án chậm triển khai thì có tới 20 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2000 đến 2005, nghĩa là đã kéo dài từ 15 đến 20 năm từ khi được chấp thuận chủ trương đầu tư...xem thêm
Sau sốt đất, loạn dự án 'ma': Nở rộ dự án bánh vẽ
Quỹ đất tại TPHCM ngày càng teo tóp khiến nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản tìm đến Bình Dương, Ðồng Nai, Long An, Vũng Tàu để làm ăn. Trong khi một số doanh nghiệp “làm thật” thì không ít nhà đầu tư “gặt lúa non”, thực hiện giao dịch bất động sản khi chưa đủ cơ sở pháp lý.
Dự án được nói là có tên Dragon City, ở đường ĐT 749C, thuộc thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Theo lời giới thiệu, dự án có diện tích 12ha, bao gồm 600 lô đất nền, mỗi nền đất dao động từ 80 đến 160m2, giá 590 triệu đến 1 tỷ đồng...xem thêm
Mua bán trái phép đất xen kẹt: Chế tài mới vẫn khó dẹp
Để bịt các kẽ hở của pháp luật, hạn chế việc mua bán đất không có giấy tờ ảnh hưởng không tốt tới thị trường bất động sản và quyền lợi của người dân, cuối năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai có hiệu lực từ ngày 5/1/2020, thay thế Nghị định số 102/2014/NĐ-CP. Trong đó, mức phạt với các hành vi vi phạm trong việc sử dụng đất tăng lên nhiều lần so với quy định cũ.
Theo đó, trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê không đủ một trong các điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 41, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hoặc đủ các điều kiện theo quy định này, nhưng chưa được UBND cấp tỉnh cho phép theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 194, Luật Đất đai thì bị xử phạt từ 20 - 500 triệu đồng tùy theo diện tích...xem thêm
theo CafeLand