Các khách sạn cao cấp tại Việt Nam chuyển đổi hình thức kinh doanh

Alomuabannhadat - Với việc đại dịch Covid-19 khiến hàng loạt khách sạn tại Việt Nam phải đóng cửa vì không có khách du lịch, nhiều khách sạn cao cấp đã chuyển đổi hình thức để cố gắng tồn tại qua thời điểm khó khăn này.

Các khách sạn nhận thấy việc chuyển đổi hình thức thành các cơ sở lưu trú là một giải pháp thay thế hấp dẫn vì nó đảm bảo rằng các phòng sẽ được lấp đầy từ 14 đến 15 ngày. Họ có thể tính mức giá cao hơn bình thường cho các đợt lưu trú, trong đó cung cấp dịch vụ ăn uống mỗi ngày.

Khách sạn FLC Grand Hotel Hạ Long, cơ sở 5 sao trên Vịnh Hạ Long đã tiếp đón 500 du khách Nhật Bản trong tháng 5 và tháng 6. Hóa đơn cho một kỳ nghỉ 14 đêm tại khách sạn này lên tới khoảng 44 triệu đồng (1.900 USD), một khách hàng cho biết.

Du khách vẫn sẽ được trải nghiệm tất cả các dịch vụ và tiện ích nhưng dưới sự đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe. Dịch vụ giặt là tối đa 12 món đồ được cung cấp hai ngày một lần, trong khi các phòng được dọn dẹp bởi những nhân viên được trang bị đồ bảo hộ đầy đủ. Nước đóng chai cũng được cung cấp hai ngày một lần.

Một khách hàng cho biết: “Tôi cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi sử dụng dịch vụ tại đây. Tôi không cảm thấy căng thẳng như những gì đã từng nghĩ”.

Ngay cả khách sạn Sofitel Legend Metropole Hanoi đã dành khoảng 90 phòng kể từ tháng 6 cho những người nước ngoài cần cách ly. Giá phòng tại địa điểm từng diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều năm 2019 giữa ông Donald Trump và ông Kim Jong Un thường rơi vào khoảng 6,5 triệu đồng/đêm.

Tất cả các du khách nhập cảnh vào Việt Nam đều phải thực hiện việc cách ly theo quy định là 14 ngày. Công dân Việt Nam thường đến các cơ sở chuyên dụng do chính quyền địa phương quản lý, trong khi công dân nước ngoài được lưu trú tại một vài khách sạn.

Hơn 200 khách sạn đã biến tổng số 18.000 phòng thành các cơ sở lưu trú trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Họ đã cung cấp chỗ ở cho các khách đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác. Các khách sạn cho biết họ rất sẵn sàng cho việc tiếp đón cả người thân của những du khách nước ngoài.

“Việc đảm bảo một nơi cư trú an toàn cho các khách hàng người nước ngoài là nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi vào lúc này”, một người quản lý khách sạn cho biết. “Việc chuyển đổi hình thức của các khách sạn sang cơ sở lưu trú và cách ly có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp chúng tôi duy trì được các hoạt động kinh doanh vào thời điểm khó khăn này”.

Trong tháng 7, Việt Nam đón khoảng 14.000 lượt khách quốc tế, giảm 98,9% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê.

Tỷ lệ phòng được sử dụng tại các khách sạn 5 sao do các du khách nước ngoài thuê tại những thành phố lớn đã giảm mạnh từ 10% xuống còn 5%. Tuy nhiên, những khách sạn vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động vì đóng cửa tạm thời sẽ gây khó khăn cho việc đảm bảo lượng khách hàng khi họ mở cửa trở lại.

Sau khoảng thời gian 100 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm virus corona nào trong cộng, Việt Nam đã phải đối mặt với đợt bùng phát mới vào cuối tháng 7 khi xuất hiện một ổ dịch mới bùng phát ở Đà Nẵng và đang lây lan rộng ra cả nước. Ngành du lịch một lần nữa đối mặt với sự khó khăn trong năm 2020.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất