Dân khổ với quy định tách thửa vì quy định mới vẫn 'tắc'

Gần một năm ban hành Quyết định 60/2017 của TP. HCM quy định diện tích đất tối thiểu được tách thửa để chấn chỉnh tình trạng phân lô bán nền tràn lan. Tuy nhiên, đến nay việc tách thửa đất cho người dân vẫn còn tắc đối với một vài loại đất, trong khi giới chuyên môn cho rằng quy định mới vẫn còn “lỗ hổng”.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân, Quyết định 60 về tách thửa đất của UBND TP.HCM đã ban hành từ ngày 5/12/2017 và có hiệu lực từ đầu năm 2018. Quyết định này ra đời, bỏ quy định khu đất có diện tích trên 2.000 m2 phải lập dự án có quy hoạch chi tiết 1/500, phương án này chưa phải là tối ưu; Chủ đất có thể xé nhỏ diện tích dưới 2.000 m2 để xin tách tách thửa, đủ cách để lách luật. Thực tế, Quyết định 60 không cấm phân lô tách thửa, chỉ chống biến tướng nhưng xem ra chưa hoàn hảo.

Báo cáo của Phòng Tài nguyên- Môi trường huyện Củ Chi, tính từ giữa năm 2018, huyện chuyển 3.190 hồ sơ thuộc thẩm quyền của Văn phòng Đăng ký đất đai TP, nhưng có 32 hồ sơ đúng hạn, chiếm tỷ lệ 1%, 3.158 hồ sơ còn lại trễ hạn, 78% hồ sơ trễ hẹn 11 - 20 ngày. Ngoài ra, các địa bàn như quận 9, Bình Chánh, Hóc Môn, quận 12… cũng nằm trong tình trạng tương tự.

Dân cho rằng Quyết định 60 về tách thửa còn "tắc"

Anh H. (ngụ Bình Thạnh) cho biết, nhiều tháng qua, gia đình anh xin tách thửa khu đất rộng 1.900 m2 đất ở quận Thủ Đức theo Quyết định 60, hồ sơ vẫn còn đang được Phòng Tài nguyên-Môi trường quận này xem xét, cán bộ tiếp nhận hồ sơ giải thích, đất nằm trong khu vực quy hoạch theo đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 khu dân cư được duyệt năm 2013 nên không thể tách thửa.

Một trường hợp khác, có hơn 2.400m2 đất ở phường Linh Đông, quận Thủ Đức cũng không tách thửa bởi vị trí nhà đất thuộc quy hoạch “đất dân cư hiện hữu cải tạo” theo đồ án quy hoạch chi tiết 1/2.000 đã được duyệt năm 2006.

“Quy hoạch 1/2.000 được ban hành hơn 10 năm qua, các khu đất nói trên được dân xây dựng nhà ở kiên cố, trở thành khu dân cư hiện hữu nhưng chính quyền hạn chế quyền lợi của người dân là thiệt thòi cho họ. Một số quy định của pháp luật không bắt buộc các loại nhà đất như đất ở hiện hữu cải tạo, đất dân cư hiện hữu cải tạo. Các đồ án quy hoạch 1/2.000 được duyệt được TP ban hành các loại đất nói trên gây bất lợi khiến cho dân trong việc tách thửa”, ông Nhân phân tích.  

Ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch- Kiến trúc TP.HCM cho biết, Sở nhận được công văn của một số địa phương có ý kiến về các loại đất phù hợp để tách thửa theo Quyết định 60. Sau khi nghiên cứu, rà soát, Sở nhận thấy, dù Quyết định 60 quy định chỉ tách thửa 2 loại đất nhưng qua các thời kỳ tùy theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội, các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2.000 đã phê duyệt sẽ có những thay đổi.

Trong các loại đất này, các loại quy hoạch đất ở hiện hữu cải tạo xây chen, đất nhóm nhà ở hiện hữu cải tạo (dạng liền kề) và đất dân cư hiện hữu cải tạo có tính chất và mục tiêu quy hoạch tương đồng với hai loại được phép tách thửa theo Quyết định 60 hiện nay. Do đó, có thể áp dụng theo Quyết định 60 nhằm giải quyết quyền lợi ích chính đáng cho người dân.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất