Đầu tư bất động sản khi dịch Covid-19: Đừng để “chết” ở ngưỡng cửa thiên đường

Alomuabannhadat - Hiện tại, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên giá bất động sản giảm khá rõ nét, từ bất động sản nghỉ dưỡng, căn hộ chung cư cho đến nhà phố, đất nền; nhưng đây cũng được xem là “thời điểm vàng” để mua bất động sản giá rẻ.

Giá bất động sản đang rẻ, thị trường sẽ sớm phục hồi

Thực tế, giá bất động sản hiện nay thấp hơn thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh Covid-19 rất nhiều; dự báo, sau khi dịch bệnh Covid-19 kết thúc thì thị trường bất động sản nước nhà sẽ sớm khôi phục, giá bất động sản nhanh chóng trở về giá trị thực của nó. Có nhiều cơ sở để tin tưởng rằng dự báo nêu trên hoàn toàn trở thành hiện thực; cụ thể như sau:

- Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Cụ thể, tại Chỉ thị số 11/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng).

- Thứ hai, Tổng cục Thuế đã có chỉ đạo gia hạn nộp thuế, miễn tiền thuế chậm nộp đối với doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch Covid-19.

- Thứ ba, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp về thuế và chi ngân sách nhà nước, trước hết là gói hỗ trợ khoảng 30.000 tỷ đồng để góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2020.

Với các yếu tố nêu trên, sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sớm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, người dân có thu nhập, nền kinh tế trở lại với đà phát triển bình thường; từ đó, kéo theo sự phát triển cho thị trường bất động sản nước nhà. Ngoài ra, nhiều yếu tố khác cũng góp phần cho giá bất động sản tăng trở lại, như là: cầu về nhà ở vẫn còn cao, Hiệp định EVIPA dự báo sẽ thu hút dòng vốn đầu tư từ châu Âu vào thị trường bất động sản Việt Nam…

Đừng để “chết” ở ngưỡng cửa thiên đường

Thực tế, có một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư hiện nay thiếu kiến thức về thị trường bất động sản, pháp lý bất động sản nên đầu tư theo tâm lý đám đông, dựa vào tin đồn, lời mồi chài của “cò” thay vì căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường bất động sản; họ cứ nghĩ bỏ tiền vào bất động sản sẽ chắc chắn thu lời. Với tư duy đó, họ sẽ mua bất động sản một cách tùy tiện lúc này, dễ dẫn đến thiệt hại; chẳng khác nào họ bị “chết” ở ngưỡng cửa thiên đường.

Nhà đầu tư nếu muốn làm giàu bền vững từ bất động sản thì cần bỏ ngay suy nghĩ đó và thay bằng tư tưởng “cái gì dễ ăn không tới lượt mình, muốn làm giàu từ lĩnh vực nào thì phải nắm vững kiến thức về nó”.

Đây là “thời điểm vàng” để mua bất động sản giá rẻ nhưng cũng là giai đoạn xuất hiện những kẻ cơ hội, lấy cớ do dịch bệnh Covid-19 nên giảm mạnh giá bất động sản một cách giả tạo; sự thật là không hề giảm giá mà tung ra các sản phẩm kém chất lượng, như cơ sở pháp lý của dự án không rõ ràng, mua bán nhà đất bằng giấy tờ tay, chất lượng xây dựng của công trình kém…

Từ những lý do nêu trên, trước khi xuống tiền đầu tư vào bất động sản thì nhà đầu tư cần trang bị cho mình kiến thức pháp lý về bất động sản, thị trường bất động sản thật vững chắc; tránh vội vàng bị đánh lừa bởi ảo giác bất động sản giá rẻ mà bỏ qua các rủi ro… Có như vậy, việc đầu tư bất động sản mới không gặp rủi ro pháp lý, mang về lợi nhuận bền vững cho nhà đầu tư.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất