Alomuabannhadat - Vụ đất rừng Sóc Sơn: Biệt thự Mỹ Linh lọt danh sách vi phạm; Gần 100 cán bộ thanh tra xây dựng bị kỷ luật; Nhà đất Cần Giờ: Có đáng đồng tiền bát gạo; Gần 11 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam; Hà Nội cần 17.000 tỉ đồng di dời trụ sở 13 bộ, ngành ra khỏi trung tâm... là những thông tin nhà đất nóng trong tuần qua.
Hình minh họa
Nhà đất Cần Giờ: Có đáng đồng tiền bát gạo?
Những thông tin về xây dựng cầu thay phà Bình Khánh nối huyện Nhà Bè với Cần Giờ hay một vài dự án bất động sản lớn rục rịch triển khai đã thổi giá đất Cần Giờ tăng nhanh. Tuy nhiên, đây có phải là nơi đáng để đổ tiền đầu tư?
Huyện đảo Cần Giờ nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 70km, nơi có thế mạnh để phát triển bất động sản biển, du lịch sinh thái. Tuy nhiên, ngăn cách về giao thông là điểm nghẽn lớn nhất của thị trường này.
Thanh tra các dự án sử dụng đất lớn tại 4 tỉnh
Trong năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với các dự án có quy mô sử dụng đất lớn, các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường tại 4 tỉnh Bắc Ninh, Cà Mau, Gia Lai và Kon Tum.
Trong lĩnh vực đất đai, Bộ sẽ thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế theo Đề án “Tăng cường xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai đến năm 2020” trên địa bàn 5 tỉnh Hà Nam, Nghệ An, Bình Dương, Tây Ninh, Hải Dương..
Bất động sản kỳ vọng lãi “khủng” trong năm 2019
Bước vào mùa đại hội cổ đông, nhiều công ty địa ốc tại TP.HCM đưa ra những kế hoạch, mục tiêu doanh thu và lợi nhuận lên đến hàng nghìn tỉ đồng trong năm 2019.
Nắm giữ quỹ đất khủng với danh mục dự án lên đến con số hơn 40 dự án, Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn địa ốc No Va (Novaland) đặt mục tiêu khá hoành tráng cho năm 2019. Theo đó, doanh nghiệp này dự kiến kế hoạch doanh thu 18.000 tỉ đồng, tăng 20% so với năm 2018.
Hà Nội: Gần 100 cán bộ thanh tra xây dựng bị kỷ luật
Sáng 25/3, Hội đồng Nhân dân (HĐND) Hà Nội tổ chức phiên giải trình về trật tự xây dựng từ năm 2016 đến nay. Theo kết quả rà soát, tổng hợp của Sở Xây dựng ghi nhận đã rà soát 2.518 dự án, có 232 dự án có vi phạm trật tự xây dựng.
Trong số này, 99 trường hợp xây dựng không phép, 85 trường hợp xây dựng sai phép, 31 trường hợp xây dựng sai quy hoạch, sai thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; 17 trường hợp xây dựng công trình có tác động đến chất lượng công trình lân cận, ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư.
Gần 11 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quý 1/2019 đạt 10,8 tỷ USD, tăng 86,2% so với cùng kỳ năm 2018. Theo đó, cả nước có 785 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 3,82 tỷ USD.
Đồng thời, có 279 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 1,3 tỷ USD. Cũng trong quý 1, cả nước có 1.653 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 5,68 tỷ USD.
Hà Nội cần 17.000 tỉ đồng di dời trụ sở 13 bộ, ngành ra khỏi trung tâm
Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) vừa đề xuất 3 phương án di chuyển bộ, ngành ra khỏi trung tâm thành phố Hà Nội, dự kiến nhu cầu tài chính từ 12.000 đến 17.000 tỉ đồng đối với mỗi phương án.
Cụ thể, phương án thứ nhất, 12 bộ ngành gồm: Kế hoạch và đầu tư, Công thương, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Lao động - thương binh và xã hội, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn hóa - thể thao và du lịch, Thông tin và truyền thông, Giáo dục và đào tạo, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam sẽ được chuyển về Tây Hồ Tây. Riêng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang xây dựng tại Mễ Trì Hạ.
Theo Kết luận thanh tra, UBND huyện Sóc Sơn đã không kiên quyết chỉ đạo trong việc khắc phục vi phạm theo các kết luận của Thanh tra Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và UBND thành phố. UBND các xã đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm dẫn đến nhiều vi phạm về đất đai, mua bán chuyển nhượng, vi phạm trật tự xây dựng...
Cụ thể, đối với việc xử lý công trình vi phạm, UBND huyện Sóc Sơn không tổ chức xử lý 659 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất lâm nghiệp theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của UBND thành phố. Do buông lỏng quản lý dẫn đến các công trình xây dựng mới trên đất rừng vẫn tiếp tục tăng, nhiều công trình xây dựng với quy mô lớn trong quy hoạch rừng phòng hộ.
theo CafeLand