Bất động sản Lâm Đồng vốn được xem là tâm điểm của thị trường Tây Nguyên với trái tim Đà Lạt - thành phố du lịch nổi tiếng. Thế nhưng, vài năm gần đây, Bảo Lộc bắt đầu nổi lên như một thị trường đầy tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư bất động sản TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Gia tăng tiềm năng từ quy hoạch mở rộng thành phố
Thành phố Bảo Lộc cách Đà Lạt 110 km về hướng Bắc, cách trung tâm TP.HCM 193 km về hướng Tây Nam, cách Phan Thiết và Dầu Giây mỗi nơi 121km, cách thành phố Gia Nghĩa (Đăk Nông) 100km.
Bảo Lộc như một “trạm trung chuyển” giữa TP.HCM - Đà Lạt - Tây Nguyên - Phan Thiết, có vị trí chiến lược trong việc phát triển hạ tầng và kinh tế các khu vực nơi đây.
Tầm nhìn giai đoạn 2020 - 2025, Bảo Lộc được định hướng vai trò đô thị hạt nhân Nam Tây Nguyên khi khai thác chuyên sâu công - nông nghiệp với vùng chuyên canh trà, cà phê, dâu tằm; công nghiệp chiếm trên 40% tỉ lệ của cả tỉnh Lâm Đồng; là “thủ phủ” của ngành tơ lụa Việt Nam đồng thời có tiềm năng lớn về phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản.
Thành phố Bảo Lộc không chỉ nổi danh về du lịch mà còn được định hướng trở thành “thủ phủ” kinh tế của Tây Nguyên trong tương lai
Bảo Lộc đang có lợi thế về quy hoạch mở rộng thành phố, phát triển quỹ đất nhằm thu hút giới đầu tư lớn. Theo đó, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm giáp ranh Bảo Lộc được quy hoạch trở thành trung tâm của thành phố tạo thành khu vực mũi nhọn trong chiến lược phát triển trục xương sống phía Nam và Tây Nguyên.
Dù sở hữu tiềm năng vô cùng lớn nhưng có thể dễ dàng nhận thấy, khung giá bất động sản tại Bảo Lộc vẫn còn khá thấp, chỉ bằng 30-50% so với thành phố Đà Lạt.
Trong khi giá đất tại Đà Lạt đạt ngưỡng 50-100 triệu/m2, thậm chí có những khu vực trung tâm đã chạm “đỉnh” lên đến 200 triệu/m2 thì với những dự án có quy hoạch bài bản, tọa lạc tại vị trí đắc địa và pháp lý hoàn chỉnh tại Bảo Lộc, mức giá chỉ dao động từ 9-18 triệu/m2. Có thể nói, Bảo Lộc thuộc top thành phố loại 2 còn sót lại có tiềm năng tăng giá đất lớn trong tương lai.
Cú hích hạ tầng thu hút các “ông lớn” bất động sản
Bên cạnh đề án quy hoạch mở rộng thành phố, Bảo Lộc còn đang là tâm điểm quy hoạch hạ tầng của Tây Nguyên với các công trình giao thông trọng điểm đang được triển khai như Cao tốc TP.HCM - Dầu Giây - Liên Khương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giao thông tỉnh Lâm Đồng trong tương lai, vừa giảm tải cho Quốc lộ 20 và là động lực phát triển kinh tế cho 2 vùng quan trọng: Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Đặc biệt, TP. Bảo Lộc cũng đang kêu gọi đầu tư sân bay Lộc Phát với quy mô 50 -100ha và các cụm công nghiệp dịch vụ thu hút nguồn nhân lực lớn, đặc biệt là nhân công và các chuyên gia nước ngoài đến làm việc và sinh sống.
Ngoài ra, Bảo Lộc còn được quay hoạch mở rộng diện tích với thông tin xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm sẽ sáp nhập vào thành phố càng giúp gia tăng quỹ đất trống và kích cầu bất động sản nơi đây phát triển.
Cao tốc TP.HCM - Dầu Giây - Liên Khương là dự án giao thông trọng điểm phía Nam, hứa hẹn một sự thay đổi diện mạo mới cho cả khu vực khi hoàn thành
Nhờ những thuận lợi về chính sách và cơ sở hạ tầng, từ năm 2019 Bảo Lộc đã thu hút nhiều ông lớn bất động sản tại TP.HCM.
Có thể kể đến một số dự án nổi bật tại đây như khu dân cư phường B’Lao, khu du lịch sinh thái thác Đá Bàn, khu đô thị du lịch “Thiên đường mắc ca” của Him Lam; Ecopark với khu tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái sân golf, cáp treo núi Sapung và Khu đô thị, dịch vụ giải trí - nghỉ dưỡng hồ Nam Phương 1 và hồ Nam Phương 2; Era Holdings với khu đô thị xanh Bảo Lộc Golden City; Văn Phu - Invest với Khu đô thị dịch vụ giải trí hồ Nam Phương 2.
Các tập đoàn lớn như TTC, Hưng Thịnh, T&T Group cũng đang tìm hiểu, nghiên cứu để đầu tư vào các lĩnh vực du lịch sinh thái, dịch vụ nghỉ dưỡng và những dịch vụ đi kèm khác tại Bảo Lộc.
Mới đây, Tập đoàn Đèo Cả cũng đã có buổi gặp gỡ với lãnh đạo thành phố Bảo Lộc về việc đầu tư tuyến Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương. Trong tương lai, Bảo Lộc sẽ trở thành tâm điểm đầu tư của tỉnh Lâm Đồng và cả khu vực Tây Nguyên nói chung.
theo CafeLand