Với vị trí giao thông thuận tiện, liền kề TP Cần Thơ cùng nội lực về phát triển kinh tế biển và hạ tầng giao thông, bất động sản Sóc Trăng đang trong tầm ngắm của nhà đầu tư.
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhờ sự phát triển năng động trên nhiều mặt, đặc biệt là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng liên tục được rót vốn cho miền Tây đã thúc đẩy thị trường bất động sản khu vực này tăng nhiệt trong khoảng 2 năm nay, đặc biệt ở khu vực nội đô.
Sóc Trăng đang hưởng lợi từ các tuyến cao tốc quy mô liên vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà
Do đó, nhà đầu tư đã nhanh chóng chuyển hướng sang một số tỉnh thành lân cận với mức giá đầu tư còn thấp, nắm bắt sản phẩm trên dưới 1 tỷ đồng để chờ cơ hội tăng giá.
Một số khu vực tiêu biểu đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông phải kể đến Sóc Trăng. Sở hữu vị trí chiến lược, liền kề TP Cần Thơ và dễ dàng tỏa đi các tỉnh, thị trường bất động sản Sóc Trăng lọt vào tầm ngắm của nhà đầu tư.
Từ năm 2015-2020, hàng loạt các tuyến giao thông được triển khai như: Tuyến tránh QL1 - TP Sóc Trăng; nâng cấp Quốc lộ 61B; đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến QL Nam Sông Hậu (kết nối các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau với Hậu Giang, TP Cần Thơ, TP. HCM và với cả nước); QL60 nối các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng; tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp nối Hậu Giang, Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau; cùng dự án cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2 nối Sóc Trăng với Trà Vinh, tăng khả năng liên kết vùng.
Một trong những cú hích cho kinh tế xã hội Sóc Trăng phát triển bật lên đó chính là dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng tổng vốn đầu tư 68.980 tỷ đồng.
Tuyến cao tốc sẽ kết nối huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang và QL60 (TP Sóc Trăng) theo quy mô 4 làn xe; vận tốc thiết kế 80 km/h. Tổng mức đầu tư giai đoạn I là 23.618 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư công và dự kiến khởi công vào năm 2021, hoàn thành vào năm 2025.
Tiếp đến phải kể đến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đã được phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 và Sóc Trăng một lần nữa hưởng lợi trực tiếp từ tuyến cao tốc huyết mạch này.
Nội lực hấp dẫn
Sóc Trăng còn thu hút nhà đầu tư và khách du lịch với bản sắc văn hóa đặc sắc, nhiều lễ hội độc đáo của người Khmer như lễ hội Oóc Om Boc - đua ghe ngo.
Bên cạnh đó, tỉnh còn sở hữu nhiều di tích nổi tiếng như Chùa Dơi, Chùa Phật học, Chùa Đất Sét, và nhiều địa điểm vui chơi như hồ nước ngọt, khu văn hóa du lịch Bình An, chợ nổi Ngã Năm…
Một cú hích trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng chính là chủ trương đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề thành cảng đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất khu vực ĐBSCL.
Dự án đầu tư xây dựng cảng nước sâu Trần Đề quy mô 40.000 tỷ đồng đã tạo cú hích cho Sóc Trăng bứt phá
Từ vị trí xây dựng cảng Trần Đề sẽ kết nối với mạng lưới giao thông thủy, bộ liên vùng thông qua QL1, QL Nam Sông Hậu, QL60, QL Quản Lộ - Phụng Hiệp nối Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau.
Việc đầu tư xây dựng cảng Trần Đề sẽ thúc đẩy phát triển các dịch vụ, logistics, hạ tầng... đặc biệt là việc xuất khẩu hàng hóa từ các tỉnh thành nói trên thông qua các cảng thuộc vùng sông Hậu và bán đảo Cà Mau, hàng trung chuyển cho Campuchia.
Ngoài ra còn thu hút các hãng tàu tải trọng lớn, đáp ứng nhu cầu vận chuyển than cho các trung tâm nhiệt điện của khu vực ĐBSCL đặc biệt là Long Phú và sông Hậu, tác động đến các chiến lược, quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông vận tải kết nối từ ĐBSCL đến TP .HCM.
Nói riêng về Sóc Trăng, theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, tỉnh Sóc Trăng có 5 khu công nghiệp và phê duyệt thành lập 9 cụm công nghiệp, cộng với tiềm năng xây dựng cảng nước sâu Trần Đề và khu công nghiệp Trần Đề là những điều kiện tốt tạo cú hích cho bất động sản Sóc Trăng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Thông tin chi tiết xem tại: https://datxanhmientay.net/bat-dong-san-dat-nen-soc-trang
theo CafeLand