Alomuabannhadat - “Cay đắng” mua nhà hơn 2 tỉ nhưng chỉ được ngủ hành lang; Đề xuất tạm dừng cấp phép condotel; Dòng vốn hàng tỷ USD đổ vào bất động sản công nghiệp qua M&A; Sau cuộc tháo chạy ồ ạt, phố Hàn ở Phú Mỹ Hưng đã “vui” trở lại... là những thông tin nóng trong tuần qua.
Ảnh: Nguyễn Văn
“Cay đắng” mua nhà hơn 2 tỉ nhưng chỉ được ngủ hành lang
Sáng 4/11, hàng chục cư dân và người mua nhà tại dự án La Bonita (số 213 Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã tập trung căn băng rôn để phản ánh những bức xúc kéo dài tại dự án này.
Tại đây, nhiều khách hàng đã chia sẻ câu chuyện oái ăm của mình khi bỏ nhiều tỉ đồng để mua căn hộ nhưng đến nay vẫn chưa được nhận nhà, họ còn phát hiện căn hộ của mình bị chủ đầu tư bán cho nhiều người khác nhau, bị đem thế chấp ngân hàng…
Đề xuất tạm dừng cấp phép condotel
Theo Thanh tra Chính phủ, loại hình biệt thự du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ nghỉ dưỡng (tỉnh Khánh Hòa – gọi là đất ở không hình hình đơn vị ở) đã và đang phát triển ngày càng mạnh tại Khánh Hòa và nhiều địa phương khác. Việc đầu tư, xây dựng loại hình này đã mang lại một số hiệu quả như thu hút mạnh mẽ dòng vốn đầu tư, thúc đẩy tăng tốc độ và quy mô phát triển du lịch, dịch vụ; góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã phát sinh một số bất cập, vướng mắc do pháp luật hiện hành chưa có quy định về loại đất ở không hình thành đơn vị ở trong khu du lịch. Từ đó, tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp, khiếu kiện trên diện rộng về thời hạn sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất đối với nhà đầu tư thứ cấp đã nhận chuyển nhượng; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất; thực hiện quyền cư trú.
Chậm di dời hơn 20.000 căn nhà ven, kênh rạch: Sở Xây dựng TP.HCM nói gì?
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, trên địa bàn TP.HCM có 23.000 căn nhà ve kênh, rạch, tập trung nhiều nhất ở Quận 8 (gần 10.000 căn), quận Bình Thạnh (hơn 1.800 căn), Quận 7 (hơn 1.700 căn), Quận 4 (hơn 1.600 căn)...
Để giải quyết mục tiêu trên, TP.HCM sẽ phải thực hiện 65 dự án với tổng kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư ước tính hơn 44.000 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách là 22.000 tỷ đồng, vốn xã hội hóa bằng hình thức PPP (đầu tư công - tư) khoảng 19.000 tỷ đồng và số tiền còn lại từ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại kết hợp chỉnh trang đô thị. Trong đó, TP.HCM sẽ ưu tiên triển khai các dự án di dời, cải tạo bờ nam kênh Đôi, rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh, rạch Cầu Dừa, hồ Song Tân, rạch Bần Đôn.
Dòng vốn hàng tỷ USD đổ vào bất động sản công nghiệp qua M&A
Dù kinh tế của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc hạn chế đi lại vẫn tiếp tục kéo dài, thì hoạt động của lĩnh vực bất động sản công nghiệp tại Việt Nam lại có xu hướng được mở rộng hoặc dịch chuyển địa điểm sản xuất. Chín tháng đầu năm chứng kiến một số thương vụ sát nhập và sự xuất hiện thêm các tài sản để bán và cho thuê lại.
Điển hình là tập đoàn Logos Property của Úc đã đầu tư 350 triệu USD cho thương vụ liên doanh bất động sản logistics để thâm nhập thị trường Việt Nam. Hay gã khổng lồ kho bãi Châu Á – GLP đang lên kế hoạch hợp tác với SEA Logistic Partners Việt Nam, hoặc tập đoàn SLP ra mắt liên doanh 1,5 tỷ USD tại Việt Nam. Ngoài ra, công ty Mirae Asset Daewoo Co. và Naver Corporation của Hàn Quốc đã đầu tư 37 triệu USD vào một nhà kho ở trung tâm logistics LogisValley ở Bắc Ninh
Sau cuộc tháo chạy ồ ạt, phố Hàn ở Phú Mỹ Hưng đã “vui” trở lại
Tình hình kinh doanh trên các tuyến đường thuộc khu phố Hàn Quốc tại Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM) đã trở nên sáng sủa hơn rất nhiều khi các mặt bằng cho thuê tại đây lần lượt mở cửa trở lại.
Vốn là một trong những khu vực có đông người Hàn Quốc sinh sống, ở đây tập trung dày đặc các cửa hàng ăn uống, làm đẹp, thời trang…khu phố Hàn là một trong những khu vực có giá thuê mặt bằng cao bậc nhất tại quận 7. Do ảnh hưởng nặng nề của hai làn sóng Covid – 19 vừa qua, khu phố Hàn từng chứng kiến một cuộc tháo chạy ồ ạt của các chủ cửa hàng kinh doanh. Trên các tuyến đường hàng loạt mặt bằng bị trả lại do tình hình kinh doanh ế ẩm.
Đất vàng ở TP.HCM làm bãi giữ xe
Dự án Phạm Văn Đồng - Gò Dưa (quận Thủ Đức) dài 2,75 km với tổng giá trị hơn 2.765 tỷ đồng được thực hiện theo hình thức BT giữa UBND TP.HCM và liên danh Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest, Công ty CP Văn Phú - Bắc Ái, Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ái và Công ty CP Đầu tư HNS Việt Nam. Theo đó, khi hoàn thành dự án, chủ đầu tư sẽ được UBND TP.HCM thanh toán bằng 6 khu đất. Dù dự án đã thi công gần 44%, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa được bàn giao đất.
Nhiều lô đất trong số này có vị trí đắc địa ở khu vực trung tâm TP như khu đất 234 Lý Tự Trọng (quận 1) rộng 642,3 m2. Đây là Nhà hát Nghệ thuật Hát bội cũ, hiện một phần tòa nhà cho thuê làm cửa hàng trang sức, trong khi mặt tiền đường được sử dụng để trông xe.
Sai phạm “chất chồng” tại dự án Park Vista
Thanh tra TP.HCM vừa thông báo kết luận thanh tra số 83 về việc chấp hành quy định pháp luật trong thực hiện dự án nhà ở tái định cư kết hợp kinh doanh tại phân khu số 11B đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè do Công ty TNHH DV TM SX XD Đông Mê Kông (gọi tắt là Công ty Đông Mê Kông) làm chủ đầu tư. Trong kết luận, cơ quan thanh tra đã chỉ ra nhiều sai phạm, thiếu sót từ khi chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư dự án.
Được biết, dự án tại phân khu số 11B đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè có tên thương mại là Park Vista. Dự do Công ty Đông Mê Kông làm chủ đầu tư, được xây dựng trên khu đất 1,27ha với 1.300 căn hộ. Công trình dự kiến sẽ bàn giao nhà vào quý 1/2019, nhưng khi đang xây dựng giữa chừng thì bất ngờ ngưng thi công khiến khách hàng đã từng phải kéo về công trường dự án để căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng và bàn giao nhà cho người mua.
theo CafeLand