Tập đoàn của Thái Lan rao bán cổ phần khách sạn tại Việt Nam

Alomuabannhadat - Công ty TNHH Strategic Property Investors có trụ sở tại Thái Lan đang rao bán cổ phần của mình tại ba khách sạn ở Việt Nam và Indonesia thông qua SHREIT, một quỹ đầu tư và cho thuê liên quan đến ngành khách sạn được chính công ty này quản lý.

Các khách sạn được Strategic Property Investors rao bán cổ phần bao gồm Ibis Saigon và Capri by Frasers tại Việt Nam cùng với khách sạn Pullman Jakarta ở Indonesia. Sau một thời gian thương thảo, ba khách sạn kể trên sẽ được rao bán cho công ty LT Rubicon Limited khi công ty đến từ Anh này đã đưa ra lời đề nghị trị giá 105 triệu USD. Trước đó, công ty này từng gửi một lời đề nghị với giá trị lên tới 118 triệu USD vào tháng 4 vừa qua.

Theo hồ sơ từ Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan, ba khách sạn được Strategic Property Investors rao bán có giá trị rơi vào khoảng 132,6 triệu USD trong năm 2019. Tuy nhiên, do ngành khách sạn chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, giá trị của các khách sạn kể trên cũng giảm xuống trong năm nay.

SHREIT cho biết họ sẽ sử dụng số tiền thu được để thanh toán các khoản nợ phải trả và các chi phí chưa thanh toán, bao gồm cả  những khoản vay lớn cùng với những khoản phí khác.

“Những khách sạn mà SHREIT đầu tư đang cho thấy sự không hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh khi liên tục báo lỗ trong thời gian gần dây. Các khách sạn này đang hoạt động dựa trên nguồn dự trữ vốn lưu động. Tuy nhiên, nguồn dự trữ này hoàn toàn có thể cạn kiệt và các khách sạn sẽ không được nhận thêm bất kỳ khoản tài trợ nào trong thời gian tới”, người đại diện của SHREIT cho biết.

Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường khách sạn tại Indonesia và Việt Nam. Trong khi Indonesia là quốc gia có số ca tử vong vì virus corona nhiều nhất tại khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam đang đối mặt với đợt bùng phát thứ hai.

“SHREIT đã vi phạm nhiều nghĩa vụ và điều khoản trong hợp đồng, khiến họ có nguy cơ đối mặt với những vụ kiện bởi các đối tác, bao gồm cả những người cho vay”, một nhà quản lý tiết lộ. Công ty đến từ Thái Lan này cũng dự đoán sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong phần còn lại của năm 2020.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất