Việt Nam và Campuchia đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng gần biên giới

Alomuabannhadat - Chính phủ Việt Nam đã tiết lộ chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng nhằm mục đích tiến tới gần hơn tới mục tiêu đạt được 5 tỷ USD thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành kế hoạch thực hiện Biên bản ghi nhớ (MoU) về phát triển và kết nối cơ sở hạ tầng thương mại biên giới giữa hai nước láng giềng trong khối ASEAN, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin hôm thứ Sáu tuần trước.

TTXVN cho biết: “Việc triển khai được bắt đầu từ ngày 19/8 và sẽ kéo dài đến tháng 10 năm 2022. Nếu Biên bản ghi nhớ được gia hạn, kế hoạch sẽ tiếp tục được thực hiện trong ba năm nữa".

“Trong hai năm 2021 và 2022, hai bên sẽ tiến hành khảo sát để xây dựng ít nhất một khu chợ tại biên giới; điều hành các hoạt động khuyến khích doanh nhân Việt Nam và Campuchia đầu tư vào cơ sở hạ tầng thương mại hai bên; thúc đẩy các sự kiện xúc tiến thương mại và đầu tư liên quan và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc giới thiệu cũng như phân phối hàng hóa tại các chợ biên giới, trung tâm thương mại và hội chợ thương mại”.

Một nguồn tin tại Đại sứ quán Việt Nam tại Phnom Penh nói rằng Chính phủ Việt Nam đã cung cấp sự hỗ trợ cả về mặt kỹ thuật và tài chính để xây dựng một khu chợ biên giới phía Vương quốc Campuchia.

“Chính phủ của chúng tôi vừa thông qua một đạo luật đồng ý về nguyên tắc cho Bộ Công thương Việt Nam giúp phía Campuchia xây dựng chợ biên giới. Nguồn vốn viện trợ của Việt Nam sẽ được tài trợ toàn bộ”, nguồn tin cho biết, đồng thời tiết lộ rằng tỉnh Svay Rieng ở phía đông nam Campuchia có thể là nơi được chọn để xây dựng khu chợ biên giới.

Trong chuyến thăm của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tới Hà Nội vào tháng 10, hai nước đã ký một số Biên bản ghi nhớ về hợp tác.

Mục đích chính của các Biên bản ghi nhớ là nhằm tăng cường hợp tác đầu tư và phát triển thương mại song phương, xây dựng cơ sở hạ tầng biên giới cũng như phát triển sự hợp tác trong lĩnh vực điện.

Nguồn tin cho biết những lo ngại do Covid-19 gây ra là không thể ngăn cản quyết tâm của chính phủ Việt Nam trong việc duy trì giao thương hàng hóa giữa hai nước.

“Chính phủ của chúng tôi mong muốn đảm bảo rằng các cửa khẩu biên giới vẫn thông thoáng cho việc giao thương hàng hóa trong khi vẫn đảm bảo các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát dịch bệnh, qua đó tôn trọng cam kết giữa hai nước về phát triển các cơ sở thương mại dọc biên giới và trao đổi thông tin về đại dịch”, nguồn tin cho biết thêm.

Xuất khẩu của Campuchia sang Việt Nam đã giảm 7,5% xuống còn hơn 592 triệu USD trong 7 tháng đầu năm nay trong khi nhập khẩu cũng giảm 3,7%, đạt mức 2,395 tỷ USD, dữ liệu từ đại sứ quán cho biết.

Hai nước có đường biên giới trên đất liền dài 1.137 km đi qua 9 tỉnh của Campuchia bao gồm Kampot, Takeo, Kandal, Prey Veng, Svay Rieng, Tbong Khmum, Kratie, Mondulkiri, Rattanakiri và 10 tỉnh của Việt Nam bao gồm Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất