Alomuabannhadat - Nhiều sai phạm đất đai ở Đà Nẵng được phanh phui; “Đội vốn” trong các dự án dùng ngân sách: Có dự án tăng 39 lần; Quận 12 ra văn bản cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua bán đất vi bằng; Khổ sở vì mua nhà có tranh chấp... là những thông tin nóng trong tuần qua.
Hình minh họa
Đội vốn - căn bệnh trầm kha: Trách nhiệm người ký, duyệt dự án ở đâu?
Một trong những biểu hiện của thất thoát chi tiêu công là các công trình đầu tư nghìn tỷ đội vốn, không hiệu quả. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để giải quyết tình trạng này, cần quy trách nhiệm của những người tham gia đề xuất, thẩm định, phê duyệt dự án.
Thời gian qua, tình trạng thiếu hiệu quả, dàn trải, đội vốn trở thành một trong những căn bệnh phổ biến với hầu hết dự án chi tiêu công. Có nhiều nguyên nhân gây ra thực trạng trên nhưng chủ yếu xuất phát từ cơ quan quản lý không kiên quyết, không sâu sát với chi tiêu công.
Nhiều sai phạm đất đai ở Đà Nẵng được phanh phui
Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kiểm toán việc quản lý và sử dụng đất trong và sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2017, qua đó đã chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến một số doanh nghiệp.
Trong báo cáo, Kiểm toán Nhà nước đã nêu rõ một số trường hợp đất công đã bị sử dụng sai mục đích, được chuyển đổi mục đích sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng trái quy định, tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa hưởng chênh lệch giá trị rất lớn.
Quận 12 ra văn bản cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua bán đất vi bằng
UBND quận 12 vừa ra văn bản thông báo người dân cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo mua bán, chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức lập vi bằng trên địa bàn quận.
Trong văn bản, UBND quận 12 cho biết, thời gian qua trên địa bàn quận xuất hiện nhiều trường hợp mua bán, chuyển nhượng nhà đất bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng tại các văn phòng Thừa phát lại. Việc này nhằm mua, bán những căn nhà “ba chung”, đó là chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà.
Mua đất nền quận 12, né ngay 10 dự án "ma" này
UBND Quận 12, TP.HCM vừa cảnh báo về tình trạng phân lô trái phép hàng loạt công trình xây dựng trên địa bàn quận này thời gian gần đây.
Tại phường Thạnh Xuân, cơ quan chức năng đã phát hiện 10 trường hợp người dân tự ý san lấp mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật (đường cống thoát nước, điện) và tự phân lô bán nền.
“Đội vốn” trong các dự án dùng ngân sách: Có dự án tăng 39 lần
Các dự án dùng vốn ngân sách được điều chỉnh nhiều lần, có dự án điều chỉnh tăng 2 - 3 lần tổng mức đầu tư ban đầu, cá biệt có dự án tăng gấp 39 lần.
Dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh điều chỉnh 6 lần, tăng tổng mức đầu tư hơn 3 lần, lên mức 5.654 tỷ đồng, tương đương 233%. Dự án Hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, tỉnh Ninh Thuận tăng 2.687 tỷ đồng, tương đương 105%.
Cầu Vàm Cống – huyết mạch kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 19/5 vừa qua, cầu Vàm Cống nối TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp đã chính thức thông xe sau gần 6 năm thi công. Công trình hoàn thành không chỉ góp phần kết nối hạ tầng giao thông xuyên suốt cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mà còn được kỳ vọng góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư, phát triển kinh tế xã hội nơi đây.
Cầu Vàm Cống là cầu dây văng thứ hai vượt sông Hậu và là cây cầu dây văng thứ năm ở ĐBSCL. Cùng với đường dẫn hai đầu cầu, đây là dự án thành phần 3 thuộc Dự án kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông được đầu tư bằng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc (EDCF) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Khổ sở vì mua nhà có tranh chấp
Ông Nguyễn Đắc Cường (phường Thuận Hòa, Huế) vừa có đơn khiếu nại gởi TAND thành phố Huế yêu cầu hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp trong vụ án tranh chấp nhà đất có liên quan đến gia đình ông.
Ba năm trước, ông Cường mua một căn nhà mà không biết rằng căn nhà đó phát sinh tranh chấp. Bỏ tiền ra mua, nhưng hiện ông không được sử dụng tài sản của mình, mà cũng chẳng biết cầu cứu ai để giải quyết.
theo CafeLand